Nói đến tháng 7 âm lịch ai cũng hình dung đến tháng cô hồn, tháng của các linh hồn lang thang, tháng của sự không thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như thực hiện các hoạt động quan trọng. Nhưng tháng 7 không chỉ có ngày Xá Tội Vong Nhân mà còn có nhiều ngày lễ quan trọng khác của đạo Phật cũng như đạo Mẫu. Đồ thờ Trí Thành xin tổng hợp cho quý khách những ngày lễ tháng 7 âm lịch của đạo Phật – đạo Mẫu.
Ngày lễ của đạo Phật trong tháng 7 âm lịch
Trong tháng 7 âm lịch, đạo Phật sẽ có lễ vào các ngày: ngày 1/7, ngày 7/7, ngày 13/7, ngày 15/7 (rằm tháng 7), ngày 30/7
- 7/7: Ngày Thất tịch
- 13/7: Ngày vía Đại Thế Chí
- 15/7: Ngày Vu Lan Bồn ( Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát)
- 30/7: Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát
Xem thêm >> Mẫu tượng Đại Thế Chí Bồ Tát
Xem thêm >> Mẫu tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng gỗ
1, Ngày 1/1 âm
Ngày đầu tiên của tháng 7, tháng cô hồn, tháng được coi là xui xẻo. Vậy nên
2, Ngày 7/7 âm – ngày thất tịch
Ngày Thất Tịch hay ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau. Ngưu Lang mê đắm vẻ đẹp của nàng Chức Nữ để cho đàn trâu đi vào điện Ngọc Hư. Còn nàng Chức Nữ vì say mê tiếng tiêu của chàng Ngưu Lang nên sao nhãng việc dệt vải. Sự cố 2 người gây ra khiến Ngọc Hoàng nổi giận bắt 2 người phải xa nhau. Mỗi năm chỉ được gặp nhau 1 lần vào ngày Thất Tịch mồng 7 tháng 7 âm lịch.
3, Ngày rằm tháng 7 âm – 15/7
a, Ngày lễ Vu Lan báo hiếu:
Ngày Vu Lan báo hiếu gắn liền với sự tích về đức Mục Kiền Liên Bồ tát, mang cơm xuống cho Mẹ là quỷ đói ở dưới địa ngục. Nhưng khi Ngài đưa cơm cho mẹ thì cơm lực tức biến thành lửa nóng không thể ăn được. Ngài bất lực quay về hỏi Đức Phật cách cứu mẹ. Đức Phật mới dạy rằng: Mẹ ông lúc sống đã làm nhiều điều ác. Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Làm theo lời Phật dạy, Ngài Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ mình.
Đức Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
b, Ngày xá tội vong nhân – cúng cô hồn:
Lễ cúng cô hồn hay Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành cúng Cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.
Truyền thống cúng cô hồn bắt nguồn từ câu chuyên giữa Tôn giả A Nan và ngạ quỷ miệng lửa. Theo đó ngạ quỷ nói A Nan sẽ chết sau 3 ngày và nếu muốn tăng thọ thì ông phải cúng dường Tam Bảo và thí cho ngạ quỷ đồ ăn để ngạ quỷ được siêu thoát.
A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…
Ngày khánh tiệc của đạo Mẫu trong tháng 7 âm lịch
- Đại Lễ Tán Hạ
- Ngày 03/7: Tiệc Vương Nữ Tôn Anh Tông Hoàng Hậu
- Ngày 06/7: Tiệc Cô Tư
- Ngày 07/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
- Ngày 12/7: Tiệc Mẫu Ỷ La
- Ngày 13/7: Tiệc Quan Triệu Tường
- Ngày 14/7: Tiệc Ông Hoàng Đôi ( đền Bảo Hà)
- Ngày 17/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy
- Ngày 20/7: Tiệc Bà Chúa Kho
- Ngày 21/7: Tiệc Chầu Bẩy Kim Giao ( Chầu bảy Mỏ Bạch + Tiệc Cô Bẩy Kim Giao (Cô bảy Mỏ Bạch)
- Ngày 21/7: Tiệc Cô Cả Núi Dùm (Tuyên Quang)
Cung nghinh khánh tiệc Quan Hoàng Bảy Bảo Hà – 17/7
Ông Hoàng Bẩy là một nhân vật có thật trong lịch sử, còn trong ĐẠO MẪU ( Tứ Phủ), ông là một trong những vị thánh được người trong và ngoài đạo nhắc đến nhiều nhất. Đền của ông ở đất Bảo Hà ( Lào Cai) nên người ta còn gọi là ÔNG BẨY BẢO HÀ.
Truyền thuyết nói rằng, ông là con Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh vua, ông giáng hạ phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, vào cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng (1740- 1786), tại vùng Bảo Hà và biên cương phía Bắc, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn chính là Quan Hoàng Bảy lên trấn thủ vùng Quy Hoá. Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn.
Xem thêm >> Tượng ông Hoàng Bẩy gỗ mít
Là một cơ sở chuyên sản xuất & chế tác đồ thờ THEO YÊU CẦU, chúng tôi luôn cam kết đưa đến những sản phẩm tốt nhất, đẹp nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi quý Khách hàng, giữ vững được bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng thêm & phát triển thêm cho thương hiệu đồ thờ tâm linh.
Đến với Đồ thờ Tâm linh Trí Thành quý khách có thể yên tâm:
– Giá Tại Xưởng, sản xuất trực tiếp tại xưởng không qua trung gian.
– Mẫu mã phong phú, kích thước đa dạng cho khách hàng thoải mái lựa chọn theo ý thích.
– Sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, tinh xảo đến từng đường nét, sử dụng chất liệu cao cấp chính hãng, bền bỉ vượt trội theo thời gian
– Chạm thủ công bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề
– Tư vấn thiết kế, lắp đặt miễn phí tận nơi. Mọi sản phẩm đều được bảo hành dài hạn, bảo trì truyền đời
– Giao hàng toàn quốc siêu tốc, bàn giao tận nơi cho khách hàng, kiểm tra hàng trước khi mới thanh toán !
Nếu bạn cần mua hay đặt hàng các sản phẩm đồ thờ tượng phật sơn đông để về thờ cúng cho phòng thờ gia tiên, nhà thờ họ, đình chùa, đền, miếu,…thì hãy đến với chúng tôi để nhận được tư vấn, báo giá, lựa chọn sản phẩm hoàn hảo tinh xảo nhất !
CỚ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ THỜ TRÍ THÀNH
- Hotline: 0967 106 548
- Địa chỉ: Số 4 – Cụm 4 – Ngã Tư Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.
- Zalo: 0967 106 548