Top 5 mẫu tượng phật di lạc gỗ được ưa chuộng

Top 5 Mẫu Tượng Phật Di Lặc Gỗ Hút Bình An Và Tài Lộc

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, Phật Di Lặc từ lâu đã trở thành biểu tượng cho hạnh phúc viêm mãn. Với gương mặt phúc hậu, nụ cười sảng khoái, vui vẻ, ngài luôn mang đến cho chúng ta sự bình yên, an lạc, xua đi muộn phiền, lo âu trong cuộc sống.

Cách thờ Phật tại gia đem lại bình an cho gia chủ

Cách thờ Phật tại gia đem lại bình an cho gia chủ

Thờ Phật là một trong những nét đẹp về tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Việc thờ cúng tượng Phật trong nhà mang lại rất nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, khi thờ Phật tại nhà, gia chủ cần phải tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt những nguyên tắc của Phật giáo để việc

Những Mẫu Bài Vị Đẹp Nhất 2022

Bài vị thờ là một trong những vật phẩm thường thấy trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Đặc biệt vật phẩm này thường được bài trí trong các nhà thờ Tổ, nhà thờ họ. Thờ bài vị chính là cách con cháu tưởng nhớ đến người đã khuất. Sau đây Đồ thờ Trí

Sự tích Tam tòa Thánh mẫu

Tín ngưỡng thờ mẫu xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm. Hiện nay Đạo mẫu vẫn được duy trì và phát triển ngày càng hưng thịnh. Đạo mẫu ở Việt Nam tôn sùng, thờ cúng thánh mẫu, nữ thần. Đó hình tượng mang dáng dấp của người mẹ hiền luôn yêu thương, che chở và bảo vệ các con. Trong đó chúng ta phải kể đến phong tục thờ cúng Tam tòa Thánh mẫu. Vậy sự tích Tam tòa Thánh mẫu ra sao? Sau đây hãy cùng Đồ thờ Trí Thành đi tìm hiểu nhé!

TAM TÒA THÁNH MẪU GỒM NHỮNG VỊ NÀO?

Tam tòa thánh mẫu là 3 vị thánh mẫu thuộc hàng thứ 3 trong ban Tam phủ công đồng. Trong Đạo Mẫu nói chung và ở hầu hết các đền, điện, phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ, ta đều thấy thờ tượng của “Tam tòa Thánh Mẫu”. Ba thánh mẫu gồm: Mẫu Thượng thiên với sắc áo đỏ, mẫu Thượng ngàn áo xanh, mẫu Thoải phủ áo trắng. Đây cũng là ba vị thánh lần lượt là tượng trưng cho miền Trời (Thiên phủ), miền Rừng (Nhạc phủ), miền Nước (Thoải phủ).

Sự tích Tam tòa Thánh mẫu
Tam tòa Thánh mẫu được thờ rất nhiều ở nước ta

Có rất nhiều quan điểm khác nhau quanh các ngôi vị trong Tam tòa Thánh Mẫu. Có tài liệu cho rằng, Tam Tòa Thánh Mẫu thực chất chỉ là ba lần hiện thân của Mẫu Liễu Hạnh khi giáng trần. Nói cách khác, Mẫu Liễu đã hóa thân vào cả ba Thánh mẫu là Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải Phủ.

Ta thấy trong Tam tòa Thánh Mẫu không có sự xuất hiện của Mẫu Địa. Bởi có quan điểm cho rằng, theo giả thuyết “Thiên – địa đồng quy” (Đất trời là một) thì Mẫu Thượng Thiên cai quản cả địa phủ. Lại có ý kiến khác cho rằng, Mẫu Địa cũng chính là Mẫu Thượng Ngàn bởi miền Rừng cũng thuộc miền Đất.

Mẫu đệ nhất Thượng Thiên trong Tam tòa Thánh Mẫu

Mẫu Thượng Thiên còn được gọi là Mẫu Đệ Nhất cai quản miền trời. Trong Tam Tòa Thánh Mẫu, Mẫu Đệ Nhất thường tọa ở chính giữa trong màu áo đỏ.

Sự tích về mẫu đệ nhất Thượng thiên

Đệ Nhất Thượng Thiên là vị Thánh Mẫu vẫn đang gây tranh cãi về thân phận thực sự của mình. Có người cho rằng bà chính là Mẫu Liễu Hạnh, một người có công lớn với dân gian Việt Nam. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ngôi vị Đệ Nhất Thượng Thiên trong Tam Tòa Thánh mẫu là Mẫu Cửu Trùng Thiên.

Trong dân gian lưu truyền nhiều sự tích  bà chúa Liễu Hạnh. Từ việc bà ủng hộ tiền bạc để đắp đê ngăn lũ, đến xây dựng cầu cống, mở đường mở sá giúp nhân dân. Thậm chí, bà còn ra tay làm phép để phù hộ nhân dân đánh đuổi giặc Tàu.  Dân gian truyền lại rằng, lần giáng trần thứ ba của bà vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh. Nhân dân lầm than cơ cực. Bà đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Bởi thế, nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần (đền Sòng, Thanh Hóa).

Tượng mẫu thượng thiên
Tượng mẫu Thượng Thiên gỗ mít

Truyền thuyết để lại rằng bà vốn là con vua Ngọc Hoàng có tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa. Bà có sự tích 3 lần giáng sinh xuống cõi trần:

  • Lần thứ nhất bà giáng vào nhà họ Phạm ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng thọ 40 tuổi.
  • Lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Bà kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời.
  • Lần thứ ba bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa. Bà hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.

Xem thêm >>> Sự tích mẫu Thượng thiên (đầy đủ)

Di tích Thánh mẫu Thượng thiên ở đâu?

Di tích từ Phủ Giầy, Nam Định đến Bắc Lệ – Lạng Sơn, Tây Hồ Hà Nội, Phố Cát, Sòng Sơn, Thanh Hóa, Ngọc Trọng – Cố đô Huế và nhiều nơi khác. Đâu đâu cũng có di tích đền, phủ nổi tiếng thờ thánh mẫu Liễu Hạnh và nhiều lễ hội được tổ chức để suy tôn bà. 

Mẫu thượng thiên cai quản miền trời. Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Đó là 4 vị nữ thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn hóa nông nghiệp lúa nước. Đền thờ Mẫu thượng thiên có ở khắp mọi nơi nhưng các nơi chính vẫn là những nới Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích. Ngày hội chính của Mẫu là ngày 3/3 âm lịch.

Trong đạo Mẫu, bà được suy tôn là Thánh Mẫu tối cao. Tượng thánh mẫu Thượng Thiên có màu đỏ được ở vị trí chính giữa trong bộ tượng Tam tòa Thánh Mẫu. Trong tín ngưỡng dân gian nói chung, bà được suy tôn là một trong Tứ bất tử. Bà sinh ra trong thời xã hội rối ren như là chốn nương tựa tinh thần của người dân cơ cực. Bà chính là hiện thân của sức mạnh nữ quyền, đi ngược lại với giáo lý Nho Khổng với đạo Tam tòng Tứ đức. Điều đó giải thích cho sức sống bền bỉ và trường tồn của hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong tâm thức người dân Việt Nam.

Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn trong Tam tòa Thánh Mẫu

Mẫu Thượng Ngàn là Đệ nhị Thánh Mẫu trong tam tòa thánh mẫu. Thánh Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh, ngồi bên tay phải của Mẫu Thượng Thiên trong Tam tòa Thánh Mẫu.

Bà là Thánh Mẫu gắn bó với con người, cây cỏ và chim, thú. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi nhưng hai nơi thờ phụng chính là Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn). Nơi nào có rừng, có núi, nơi đó có đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Ngày hội chính của Đệ Nhị Thánh Mẫu là 20/9 âm lịch hàng năm.

Sự tích về Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn

Giống như Mẫu Thượng Thiên, có nhiều truyền thuyết khác nhau về thân thế của Mẫu đệ nhị. Có nơi cho rằng bà là con vua Đế Thích, đầu thai làm con vua Hùng Vương. Khi sinh hạ bà, mẫu hậu vì đau quá mà phải vịn cành quế. Vì vậy bà được đặt tên là Quế Hoa Mỵ nương (hay Quế Mỵ Nương). Lại có truyền thuyết khác nói rằng bà là con của thần núi Tản Viên Sơn tinh và công chúa Mỵ Nương (trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh).

Theo thuyết này, bà được cha mẹ đặt tên là La Bình. Khi còn nhỏ, La Bình đã nổi tiếng là thông minh, tài giỏi. Khi lớn lên nàng thường giúp đỡ cha cai quản các vùng rừng núi, dạy dỗ muôn dân. Nàng luôn tỏ ra là người bản lĩnh thông thuộc mọi  việc. Vì vậy bà được các tù trưởng tôn kính phục tùng. Khi cha mẹ bà theo lệnh Ngọc hoàng về trời, trở thành các vị thánh bất tử. La Bình cũng được phong làm Công Chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi 81 cửa rừng, các miền núi non, hang động.

Bà giúp dân biết cách trồng cấy, phát rẫy làm nương, làm ruộng bậc thang, dựng nhà, săn bắt, bẫy thú, chăn nuôi, trồng lúa nếp, chế biến các món ăn…

Bên cạnh đó, bà còn phù trợ nhân dân đánh giặc ngoại xâm. Từ đời Trần đánh quân Nguyên Mông đến cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi đánh giặc Minh. Tương truyền bà từng hóa thân thành ngọn đuốc soi sáng đường cho nghĩa quân đi trong rừng đêm. Khu rừng trong sự cai quản của bà cung cấp thức ăn cho nghĩa quân kháng chiến.

Di tích Thánh mẫu Thượng Ngàn ở đâu?

Hiện nay, đền thờ bà có ở khắp nơi, nhưng ba nơi thờ tự chính là đền thờ ở Suối Mỡ, Bắc Giang, đền Bắc Lệ, tỉnh Lạng Sơn, và đền Đồng Cuông ở Yên Bái. Riêng đền Đông Cuông ở Yên Bái gắn với tích bà đầu thai làm con gái một tù trưởng ở đây.

Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn thể hiện sự gắn bó của người Việt với núi rừng, không chỉ trong công việc làm ăn sản xuất mà còn trong cả chiến trận. Vậy nên nếu ta có “rừng thiêng nước độc” thì cũng có khi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, “rừng vàng biển bạc, và “Rừng là tài sản quý…” (Hồ Chí Minh). Tín ngưỡng dân gian về tầm quan trọng của núi rừng dạy ta biết sợ, biết kính, biết nương nhờ, sẽ mãi là tín ngưỡng hợp với quy luật cuộc sống dù là quá khứ, hay hiện tại và sau này.

Mẫu đệ tam Thoải Phủ trong Tam tòa Thánh Mẫu

Mẫu Thoải hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy, cai quản miền sông nước. Trong tam tòa thánh mẫu bà mặc áo trắng và ngồi bên tay phải của Mẫu Thượng Thiên. Thánh Mẫu Thoải Phủ gắn liền với đời sống thủy sinh của người dân từ xa xưa và có liên đới trực tiếp tới thủy tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước.

Sự tích về Mẫu đệ tam Thoải Phủ

Quanh vị thánh mẫu này lưu truyền rất nhiều huyền tích về nguồn gốc của bà. Có hai truyền thuyết về Mẫu Thoải như sau:

Truyền thuyết từ vùng Thái Bình, Nghệ An: 

Từ thủa hồng hoang, thời mở mang đất nước, vua Kinh Dương Vương đi chu du khắp nơi. Rồi một ngày kia, nhà vua gặp một người con gái nhan sắc tuyệt trần và đã lấy nàng làm vợ. Nàng chính là con gái của Long Vương. Sau này bà đã sinh ra Sùng Lãm chính là vua Lạc Long Quân. Vì nàng là con gái Long Vương nên được làm nhiệm vụ cai quản vùng sông biển, ao hồ.
Truyền thuyết tại vùng Nghệ An cho biết thêm hai người đã gặp nhau bên bờ sông Lam ngày nay. Ngày xưa gọi là sông Thanh Long.

Truyền thuyết Mẫu Thoải ở đền Dùm – Tuyên Quang:  

Theo  truyền thuyết này thì Mẫu Thoải cũng xuất thân là con gái của Vua Thủy Tề ở chốn Long Cung. Bà kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Khi Kính Xuyên đi vắng, bà ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu.

Thảo Mai, tiểu thiếp của Kinh Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu. Nhân cơ hội đó ả giấu tấm lụa đi. Đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng. Hắn một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt.

Ở nơi rừng núi, bà được muôn loài quý mến, dâng hoa quả nước uống cho bà. Đến một ngày kia thì bà gặp được Liễu Nghị. Chàng vốn là thư sinh quê đất Thanh Miện nhờ tập ấm cha mẹ để lại nên đèn sách chuyên cần. Hôm đó trên đường đi thi thì chẳng may bị lạc vào nơi bà bị đày ải. Bà đem sự tình kể lại và được Liễu Nghị giúp đưa tin cho vua Thủy tề. Vua Thủy tề biết tin tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai. Sau đó bà được rước về Thoải Phủ, kết duyên cùng Liễu Nghị, người được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan.

Theo truyền thuyết này, có lẽ dân gian vẫn nói người con gái gian giảo là “thảo mai” chắc là xuất xứ từ sự gian giảo của nàng Thảo Mai trong câu chuyện này.

Di tích Thánh mẫu Thoải Phủ ở đâu?

Đền thờ Mẫu Thoải được dựng nhiều, hầu hết do lòng thành kính của nhân dân và ở nơi cửa sông, cửa biển chứ không có dấu tích nào của Mẫu vì bà không giáng phàm. Ngày hội chính của Mẫu thoải là ngày 10/06 âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức long trọng nhất là tại Đền Mẫu Thác Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa. Vị trí của bà trong Tam Tòa Thánh Mẫu là bên tay phải của Mẫu Thần Chủ – Đệ Nhất và mặc áo màu trắng.

ĐỊA CHỈ CHẾ TÁC TƯỢNG THỜ GỖ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Đồ thờ Trí Thành là cơ sở chuyên chế tác đồ thờ, thuộc làng nghề truyền thống Sơn Đồng. Đội ngũ gồm những thợ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm. Các sản phẩm của cơ sở luôn đảm bảo chất lượng cao, mẫu mã đa dạng. Sản phẩm tượng thờ của chúng tôi mang nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc. Mỗi sản phẩm được làm ra đều được đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ và tâm linh. Sản phẩm của chúng mang tới sự hài lòng của quý khách hàng gần xa với nhiều sự tiện lợi sau:

– Kích thước và kiểu dáng tượng thờ gỗ được tư vấn theo từng không gian và yêu cầu riêng của quý khách hàng.

– Chất liệu sản phẩm đa dạng:

  • Chất liệu gỗ: Gỗ Mít, Gỗ Hương, Gỗ Gụ, Gỗ Dổi, Vàng Tâm…
  • Chất liệu sơn: Sơn Ta, Sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim
  • Chất liệu lót: Thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim

– Giá thành: Cam kết giá cả cạnh trạnh nhất thị trường. Giá cả luôn đi kèm với chất lượng sản phẩm.

– Dịch vụ trọn gói đem lại sự thuận tiện cho khách hàng.

CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ THỜ TRÍ THÀNH

Hotline: 0967 106 548

Địa chỉ: Số 4 – Cụm 4 – Ngã Tư Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Những Mẫu Bài Vị Đẹp Nhất 2022

Bài vị thờ là một trong những vật phẩm thường thấy trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Đặc biệt vật phẩm này thường được bài trí trong các